Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỐI VỚI DA DẦU

3 sai lầm khiến da nhờn thêm... nhờn

  • Chắc hẳn bạn sẽ rất bối rối để phân biệt được đúng, sai với các cách chăm sóc da nhờn.


  • Giấy thấm dầu, các sản phẩm chống dầu (oil free) dường như đã trở thành quy tắc quen thuộc của những người da nhờn. Nhưng trước khi vất bỏ các sản phẩm kem dưỡng ẩm để thay thế bằng loại oil free, bạn hãy tìm hiểu xem da của mình thực sự dầu hay chỉ bóng loáng trong mùa hè. Bác sĩ da liễu cho rằng da nhờn nghĩa là mặt bạn sẽ bóng loáng sau 1 tiếng không rửa mặt.
     
    Còn nếu không, có thể bạn sở hữu làn da hỗn hợp. Và để giải quyết vấn đề đổ dầu trên da, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc sau.
    Sai  lầm 1: Không cung cấp độ ẩm cho da nhờn
    Nhiều người có làn da đổ dầu cho rằng họ cần làm khô nó và không thể cung cấp độ ẩm thêm nữa. Thực ra, chọn sản phẩm tẩy rửa mạnh, không sử dụng kem dưỡng ẩm lại khiến da tự nhận thấy đang thiếu dầu và tiếp tục sản xuất dầu nhiều hơn. Như vậy bạn tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn của da dầu. Lời khuyên của chuyên gia là tiếp tục dùng kem dưỡng ẩm bình thường và tránh xa các loại chứa bơ hạt mỡ cũng như petrolatum vì nó sẽ kích thích sản xuất thêm dầu.
    Sai lầm 2: Chỉ sử dụng sản phẩm oil free
    Chắc chắn là người da dầu chỉ nên sử dụng sản phẩm không chứa dầu. Tuy nhãn sản phẩm có thể ghi oil free, nhưng trong kem vẫn có chứa một số loại dầu nhất định. Vì thế đừng quá tin tưởng vào nhãn hàng, bạn vẫn nên sử dụng thêm giấy thấm dầu để kiểm soát gương mặt bóng nhờn.
    Sai lầm 3: Da nhờn cần toner hay chất làm se để cân bằng da
    Tất cả các loại da thường sử dụng tới toner sau bước rửa mặt chứ không riêng gì da dầu. Nước hoa hồng có tác dụng rất tốt để cân bằng độ pH, thắt chặt lỗ chân lông. Với da dầu, bạn nên chọn công thức chứa axit glycolic để chăm sóc riêng cho vùng chữ T của mình.
    Ngoài ra, nếu có làn da dầu, bạn cần lưu ý một số mẹo làm đẹp sau:
    - Sử dụng sữa rửa mặt có chứa axit salicylic để giúp giảm thiểu lượng dầu dư thừa trên mặt.
    - Dù là da dầu hay da hỗn hợp thì bạn cũng cần giấy thấm dầu để giảm bóng nhờn trong ngày hè.
    - Luôn sử dụng kem dưỡng ẩm, cách này sẽ giúp điều tiết sản xuất dầu để nó không sản xuất bã nhờn.
     
    - Khi mụn xuất hiện, tuyệt đối không được nặn mà nên dùng thuốc trị mụn. Việc nặn mụn có thể còn làm tuyến nhờn trên da hoạt động mạnh hơn.
    - Khi trang điểm, nên thoa một lượng kem dưỡng ẩm vừa phải, đợi kem thấm vào da và dùng khăn giấy lau nhẹ để thấm bớt lượt kem thừa. Cách này sẽ giúp da không bị bóng loáng khi trang điểm.
    - Kết hợp sử dụng mặt nạ để hạn chế nhờn như mặt nạ lòng trắng trứng - chanh, mặt nạ dưa chuột, mặt nạ lô hội, mặt nạ sữa chua, mặt nạ cà chua...
    - Nên tăng cường uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế đồ ngọt, mỡ.

    Cách đối phó với da dầu
     
    Bạn cần có những thủ thuật để việc chăm sóc da dầu trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

    Nếu bạn sở hữu làn da dầu thì không nên quá lo lắng, bởi theo các nghiên cứu thì da dầu lâu lão hóa hơn so với các loại da khác. Để chung sống với nó, bạn chỉ cần điều chỉnh thói quen chăm sóc da là có thể có được làn da đẹp.

    Trang điểm cho da dầu

    So với các làn da khác thì da dầu rất kén trang điểm. Chỉ cần một chút sơ ý là bạn có thể khiến gương mặt loang lổ và lớp phấn có thể trôi chỉ sau 1 tiếng trang điểm. Chính vì thế, một số mẹo nhỏ sẽ giú cho việc trang điểm đơn giản hơn.

    Đối phó với da dầu - 1
    1. Kem nền: Loại kem không chứa dầu (oil free)là phù hợp nhất. Bạn lưu ý không sử dụng tay thoa kem nền trực tiếp lên mặt, vì lớp dầu trên tay có thể làm kem nền thêm bóng hơn. Cách tốt nhất là dụng cọ hoặc bông trang điểm.

    2. Lotion kiểm soát dầu: Sản phẩm này rất tốt cho da dầu và dễ dàng sử dụng. Bạn có thể thoa lotion trước khi trang điểm. Cách này sẽ giúp hạn chế tình trạng da bóng nhờn. Đặc biệt lưu ý vùng chữ T vì đây là nơi khiến gương mặt bạn trở nên loang lổ nhất.

    3. Phấn trang điểm: Một hộp phấn phù hợp với da sẽ giúp hút nhờn, làm mịn da và giúp cho phần trang điểm bền hơn. Ngày nay, nhiều bạn gái lựa chọn sản phẩm BB cream thường bỏ qua bước nay, nhưng với người da nhờn thì đây vẫn là điều cần thiết để tạo được lớp trang điểm hoàn hảo.

    Một số cách điều trị da dầu

    1. Trộn 4 giọt nước đá và 6 giọt nước hoa hồng, thoa lên mặt và để khô. Sau 15 phút, rửa lại với nước. Cách này sẽ giúp kiểm soát dầu và giúp gương mặt tươi tắn hơn.

    2. Trộn một giọt nước táo éo với 5 giọt nước cốt chanh, thoa lên mặt trong 15 phút và rửa lại với nước lạnh.

    3. Trộn nước ép bạc hà và nước hoa hồng, sau đó thoa lên mặt trong 10 phút. Rửa lại với nước lạnh.

    4. Cách đơn giản hơn là bạn chịu khó rửa mặt nhiều lần bằng nước lạnh trong một ngày. Cách này sẽ giúp kiểm soát nhờn rất hiệu quả.
    Đối phó với da dầu - 2
    Lời khuyên khi chăm sóc da dầu

    1. Chỉ nên rửa với sữa rửa mặt 2 lần mỗi ngày. Việc rửa mặt quá nhiều lần sẽ kích thích làn da sản xuất nhiều dầu hơn.
    2. Nếu bị dầu tấn công, hãy kiểm soát với giấy thấm dầu.
    3. Hãy chắc chắn là tất cả các sản phẩm từ trang điểm tới dưỡng da đều có công thức không chứa dầu.
    4. Cắt giảm đồ ăn nhanh. Các nghiên cứu cho thấy lượng i ốt trong thức ăn nhanh giúp kích thích sản xuất dầu.
    5. Nếu bạn bị một nốt mụn đỏ, hãy làm dịu chúng bằng tinh dầu trà xanh. Ngoài ra, mụn mủ có thể chữa bằng một chút kem đánh răng.
    Đối phó với da dầu - 3
    Những sản phẩm bạn nên có nếu sở hữu làn da dầu:
    - Sữa rửa mặt dạng bọt
    - Kem dưỡng ẩm không chứa dầu
    - Mặt nạ đất sét
    - Giấy thấm dầu
    - Thanh trị mụn.

    Những điều có lợi khi bạn sở hữu làn da dầu

    Chẳng những chậm lão hóa, da bạn còn rất khó bị tàn nhang, vì thế đừng kêu ca nếu bạn sở hữu làn da dầu.
    Dưới đây là những lợi ích mà da dầu mang lại cho bạn.
     
    Da dầu 'ăn" phấn hơn.
    Hiếm tàn nhang
    Nếu như làn da khô rất dễ bị tàn nhang tấn công thì da dầu lại không như vậy. Dù da dầu rất dễ bắt nắng nhưng chúng lại đảm bảo cho gương mặt bạn không bị tàn nhang.
    Dễ che khuyết điểm
    Làn da dầu dễ ăn kem nền, kem che khuyết điểm và phấn phủ. Chính vì vậy, chúng sẽ giúp bạn dễ dàng che đi những khuyết điểm trên khuôn mặt như nếp nhăn hay vết chân chim.
    Gương mặt rạng ngời
    Các chị em thường khó chịu với hình ảnh vùng chữ T bóng nhẫy. Nhưng, chỉ cần một chút phấn để giảm độ bóng, bạn đã sở hữu làn da tỏa sáng mà không cần phấn highlight.
    Chăm sóc da vừa phải
    Bạn sẽ không cần mất quá nhiều thời gian để chăm sóc da. Bạn chỉ cần rửa mặt đủ 2 lần/ngày để loại bỏ hết cặn bẩn trong lỗ chân lông. Mỗi lần rửa mặt không nên quá lâu để tránh gây mất cân bằng chất nhờn trên da.
    Làn da mịn êm
    Mụn nhọt sẽ tấn công làn da dầu khi bước vào tuổi dậy thì nhưng làn da sẽ trở nên mịn màng qua thời gian. Làn da sẽ ngày càng mịn và chứa đủ chất dưỡng ẩm.
    Làn da dày khỏe
    Làn da dầu có thể chống chọi với bất cứ môi trường thời tiết khắc nghiệt nào. Bởi lẽ, làn da rất dày và có nhiều dưỡng chất đủ để bảo vệ biểu bì khỏi các tác nhân khác.
    Mỹ phẩm tiết kiệm
    Bạn không cần chi quá nhiều tiền để mua mỹ phẩm chăm sóc da dầu. Chỉ cần những mỹ phẩm cơ bản cũng đủ để làm đẹp và bảo quản làn da dầu “đỏng đảnh”.

     Thông tin được cung cấp bởi:
    GS: Như Lan

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM DA DẦU

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG VIÊM DA DẦU:


Di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định đến lượng dầu mà các tuyến bã nhờn tiết ra, đó là lý do vì sao cùng là da dầu nhưng người này nhiều, người kia lại ít. Nếu trong gia đình có nhiều người sở hữu làn da dầu thì chắc chắn da bạn bị dầu là do di truyền. Khi đó, việc hạn chế cũng như loại bỏ dầu trên da sẽ khó khăn. Tuy nhiên, với những người da bị dầu do di truyền, càng lớn tuổi, tuyến bã nhờn sẽ tiết ít dầu hơn và các hậu quả hay phiền toái do da dầu gây ra dần bớt nghiêm trọng đi.  

Hormone và sự mất cân bằng: Có một số loại hormone hoạt động trên các tuyến nhờn và kích thích chúng sản xuất lượng bã nhòn nhiều hơn mức bình thường. Bên cạnh đó mỗi người lại có một lượng hormone khác nhau vì vậy mức độ phản ứng với những loại hormone đó cũng khác nhau. Khi còn trẻ, lượng hormone giới tính có tên là Androgen tăng, những hormone này bên cạnh nhiệm vụ phát triển những thuộc tính về giới còn góp phần thúc đẩy hoạt động của các tuyến bã nhờn, khiến làn da sản xuất nhiều bã nhờn hơn và dễ ứ đọng lại trong lỗ chân lông. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng ta thường hay thấy mụn ở tuổi thanh thiếu niên. 

  Da dầu cần chăm sóc kỹ hơn bình thường  

Một số người gặp phải tình trạng da tiết nhiều dầu hơn khi mang thai, ở tuổi tiền mãn kinh hoặc khi sử dụng thuốc nội tiết… đó là do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể đã một lần nữa kích thích các tuyến bã nhờn sản sinh nhiều dầu hơn mức bình thường.  

Mỹ phẩm: Nếu da bạn thuộc loại da dầu thì đương nhiên bạn phải tránh xa các sản phẩm gốc dầu hoặc có chứa dầu vì chúng sẽ làm các vấn đề cho dầu gây ra thêm trầm trọng. Ngoài việc chọn những sản phẩm chăm sóc dành riêng cho da dầu, bạn hãy tránh đụng vào những loại kem và lotion dạng trơn dính vì nó làm tăng độ dầu của da. Không nên dùng xà bông có hạt to hoặc sữa rửa mặt có lượng cồn cao bởi những sản phẩm này dễ gây rối loạn hoạt động của lớp màng bảo vệ tự nhiên trên da và kích thích tuyến bã nhờn hoạt động.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da dầu chính là do da bị kích thích từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, do các biến động tâm sinh lý  và hóa học trên da và do sự miễn dịch trong cơ thể bị biến động gây dị ứng cho da.
Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng và không lây lan nhưng thường diễn biến rất dai dẳng, dễ trở thành mãn tính và hay tái phát nên gây ra khá nhiều phiền toái cho người bệnh.
Vì vậy khi điều trị chứng bệnh này, điều quan trọng nhất là em phải thật kiên trì tuân theo liệu trình mà các bác sĩ đã đặt ra. Khi uống hết thuốc thì phải đến khám lại ngay để có hướng điều trị tiếp cho đến khi khỏi hẳn mới thôi. Tuyệt đối không được bỏ dở giữa chừng vì như vậy không những khiến bệnh nhờn thuốc mà còn gây lãng phí công sức cũng như tiền bạc bỏ ra từ trước đến nay.
Trong trường hợp bệnh đã lây lan lên cả da đầu với những triệu chứng rất cực đoan như em mô tả trong thư thì kèm theo việc uống thuốc theo đơn của bác sĩ, em còn cần chú ý những điều sau:
- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ những vùng da bị bệnh. Tuyệt đối không được cậy vảy trên da vì việc làm này sẽ làm tổn thương da nghiêm trọng và khiến tình trạng bệnh xấu đi nhanh chóng.
- Đừng vì thấy tóc bết nhanh mà gội đầu nhiều bởi làm vậy sẽ càng kích thích chất nhờn tiết ra nhiều hơn thôi. Tốt nhất là em chỉ nên gội đầu tối đa 2 ngày/lần thôi.
- Mách nhỏ  phương pháp khá hiệu quả trong việc hạn chế sự tiết chất nhờn ở mặt và da đầu đó là em có thể dùng nước cốt chanh pha với nước ấm vừa phải để rửa mặt hoặc gội đầu nhé!
Viêm da dầu là một bệnh da hay gặp nhất là vào mùa xuân hè, mùa đông. Chẩn đoán xác định bệnh trên lâm sàng không khó với tổn thương cơ bản là đám da đỏ phù nề trên có vảy da bóng mỡ và cơ năng ngứa rát. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Cho đến nay đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh như bôi mỡ corticoid, thuốc kháng nấm tại chỗ, uống và bôi Vitamin A acid, Zinc-pyrithion, hắc ín ... nhưng cũng chỉ cho kết quả tạm thời. Ở Việt Nam điều trị viêm da dầu cũng sử dụng nhiều phương pháp và một số bác sỹ cũng đã dùng Itraconazol đường uống nhưng kết quả ra sao, thời gian uống như thế nào thì cũng chưa có ai đánh giá, tổng kết. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành đề tài: “ nghiên cứu kết quả điều trị viêm da dầu ở người lớn bằng thuốc Đông y  nhằm đạt mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị viêm da dầu ở người lớn bằng thuốc Đông y tại Viện nghiên cứu viêm da dầu đã cho ra kết quả điều trị đạt 85%.
Chăm sóc da dầu - 1

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra da dầu.
Các lưu ý khi chăm sóc cho da dầu: Có nhiều nguyên nhân khiến da bạn bị dầu. Biết chăm sóc da đúng cách, bạn sẽ đẹp và tự tin hơn.
1Nha đam: Đây là thành phần tự nhiên tốt cho da dầu
. Bạn dễ tìm thấy chiết xuất nha đam trong các loại sản phẩm chăm sóc da có thành phần từ thiên nhiên. Song bạn nên tìm hiểu kỹ thương hiệu và chất lượng trước khi sử dụng.
2Đất sét: Đắp mặt nạ bằng đất sét mỗi tuần hoặc hai tuần một lần sẽ giúp làm sạch da, nhưng bạn nên thử một phần trên da trước khi quyết định sử dụng
. Lý do là một số đất sét có thể làm cho da bạn quá khô, mất hết chất dầu.
Chăm sóc da dầu - 2
Nha đam có tác dụng rất tốt cho da dầu.
3Làm se lỗ chân lông: Các nguyên liệu tự nhiên như chanh, dưa chuột hay mật ong có thể giúp giảm dầu nhờn trên da và làm se lỗ chân lông. Bạn có thể dùng chúng đắp mặt nạ vài lần trọng tuần cho da sáng và đẹp hơn.
4Giữ ẩm: Da dầu cũng cần dưỡng ẩm
. Sản phẩm dưỡng da giữ ẩm chất lượng cao sẽ giúp cho da bạn trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng sản phẩm có benzoyl peroxide, synthetic alcohol a-xít và paraben.
5Hạn chế dùng các loại mỹ phẩm trang điểm, chăm sóc da không làm từ thiên nhiên
. Một số thành phần hóa học trong các loại mỹ phẩm có thể dễ và gây kích ứng da. Chúng khiến da càng tiết nhờn nhiều hơn.
6Nước tinh khiết: Nước máy có thành phần hóa học và nhiều tạp chất
. Bạn có thể sử dụng nước tinh khiết rửa mặt giúp an toàn cho da dầu.
7Dinh dưỡng: Rau và trái cây như dứa, đu đủ, bơ cung cấp chất xơ cho cơ thể
. Các loại rau như súp-lơ, cải bẹ có khả năng đào thải lượng estrogen dư thừa và cân bằng hormone. Những thức ăn trên giúp điều hòa tình trạng tiết nhờn.
Ngược lại, các thực phẩm như bơ, sữa, thịt đỏ có từ động vật sẽ làm gia tăng lượng dầu
. Nếu ăn nhiều các loại này, da có thể dễ bóng nhờn hơn.
Thông tin được cung cấp bởi:
GS. TS: Thành Nam

NÓNG RẤT DỄ VIÊM DA

Thời tiết nắng nóng đột ngột khiến cho số bệnh nhân nhập viện vì các bệnh ngoài da tăng đột biến. Mới đầu mùa hè mà Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) hằng ngày đã phải tiếp rất nhiều bệnh nhân đến khám với triệu chứng mẩn ngứa khắp người. Và nguyên nhân lại là…

Vì sao lại bị viêm da?

BS. Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, da là một cơ quan đặc biệt, bao phủ hầu hết bề mặt của cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống nên rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân kích thích từ bên ngoài. Các bệnh lý viêm da không do nhiễm khuẩn (còn được gọi là chàm  hoặc eczema) là một trong những biểu hiện bệnh lý ở da thường gặp nhất. Đây là một nhóm gồm nhiều loại bệnh với các nguyên nhân khác nhau, đặc trưng bởi tình trạng viêm nông trên bề mặt của da, gây ra các biểu hiện ngứa, nề đỏ, nổi mụn nước, khi vỡ gây tiết dịch và đóng vảy. Các dạng viêm da grain gặp nhất là viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, viêm da dầu, viêm da thần kinh, tổ đỉa và đỏ da toàn thân. Biến chứng thường gặp nhất của tất cả các thể viêm da này là dày da do gãi nhiều và nhiễm trùng tại các vết trợt loét do vệ sinh kém. Về nguyên nhân, viêm da chính là một phản ứng của da trước các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, các sang chấn cơ học và hóa học trên da hoặc các loại kháng nguyên gây dị ứng cho da.

Mặc dù các bệnh viêm da không do nhiễm khuẩn đều không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và không lây lan nhưng thường diễn biến rất dai dẳng và gây ra khá nhiều phiền toái cho người bệnh.
105
Viêm da thần kinh gây ra do tình trạng gãi hoặc chà xát kéo dài tại một vị trí. Bệnh thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 20 – 50. Nguyên nhân đầu tiên gây ngứa thường do viêm da tiếp xúc, nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng, nhưng sau khi nguyên nhân đã được giải quyết, người bệnh vẫn tiếp tục gãi ở vị trí cũ (có thể do yếu tố tâm lý). Bản thân động tác gãi có thể làm ngứa tăng lên và càng thúc đẩy người bệnh gãi, hậu quả là làm cho vùng da tại chỗ trở nên dày và nâu sạm (liken hóa). Những đám da này có ranh giới tương đối rõ, thường nằm ở da đầu, cổ, cổ tay, vai, cánh tay và cổ chân.

Vào viện chỉ vì … gãi
BS. Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, viêm da thần kinh đến khám chữa bệnh thời gian này tăng đáng kể. Nguyên nhân chính là do thời tiết trong giai đoạn giao mùa, nắng nóng xảy ra đột ngột, cường độ ánh nắng mạnh, cơ thể ra nhiều mồ hôi nên các bệnh mạn tính ngoài da thường bị nặng lên rõ rệt.

Đáng nói, một số trường hợp đến thăm khám bị ngứa “đóng cục”, vết cũ chưa khỏi thì vết mới đã xuất hiện. Những bệnh nhân này thường làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, không kiêng kỵ được dẫn đến tổn thương kéo dài. Anh Nguyễn T.L, (Hai Bà Trưng, Hà Nội) 5 ngày hôm nay, bị ngứa ở cổ, phần bụng gần bẹn. Theo thói quen, ngứa thì gãi, các vết ngứa rộng dần, tưởng gan bị nóng, anh L. uống thuốc mát gan, bột sắn, uống thuốc đông y mà cũng không khỏi. Cuối cùng, anh tìm đến Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai). Ở đây, anh được chẩn đoán là bị viêm da thần kinh.

Trường hợp ông Trịnh Văn T. ở Định Công, Hà Nội cũng vậy. Ông kể không hiểu sao cứ đến mùa hè là bị ngứa khắp người, đặc biệt là khuỷu tay, phía dưới đùi và các vùng bị cọ xát. Ban đầu ông tự ý đi mua thuốc về uống, bôi, nhưng không đỡ, các nốt xuất hiện chồng lên nhau và vết ngứa đã đóng thành mảng. Do công việc phải tiếp xúc thường xuyên với nước, không giữ vệ sinh sạch sẽ nên mỗi ngày ông lại bị ngứa thêm. Ông T. đến Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng khám khi vết ngứa đã sần sùi, lở loét.

Làm sao để phòng tránh?
BS. Nguyễn Hữu Trường khẳng định, việc điều trị các bệnh lý viêm da thường gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Cắt ngắn móng tay, mang găng cao su và hạn chế tối đa động tác gãi là điều hết sức quan trọng. Các loại kem hoặc mỡ cortisteroid bôi tại chỗ có tác dụng tốt giúp làm mềm da. Sử dụng các thuốc an thần hoặc gây ngủ có thể giúp giảm động tác gãi khi ngủ.
BS. Nguyễn Hữu Trường khuyên, khi thời tiết nóng bức người dân nên chủ động phơi hong chăn màn, giường chiếu, quần áo và các vật dụng khác trong gia đình để côn trùng không còn nơi trú ngụ. Giữ vệ sinh cá nhân, trời nóng nên tích cực rửa chân tay bằng nước sạch tránh để mồ hôi trên người quá lâu cũng có thể gây ngứa, nhất là các bệnh nhân có tiền sử ngứa theo mùa. Đồng thời, vệ sinh không gian nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, không nên để các chậu cây cảnh um tùm lá, ẩm ướt trong nhà vì đó cũng có thể là nguồn khởi phát bệnh tật, ruồi muỗi gây bệnh… Bên cạnh đó, mọi người nên uống nhiều nước, ăn hoa quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Với những bệnh nhân đã được khám cần dùng thuốc và thăm khám lại theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Khi có những triệu chứng khác lạ phải lập tức báo lại cho bác sĩ để có cách điều trị đúng, kịp thời.


Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Nóng, ẩm và mưa nhiều, mùa hè thường kéo dài, chịu nhiều đợt nắng nóng oi ả, nhiệt độ tăng cao, là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh do nắng nóng, trong đó viêm da cũng là căn bệnh hay gặp do nắng nóng mùa hè.
          Rôm, sảy là một từ dân gian để chỉ một tình trạng viêm da hay gặp vào mùa hè khi thời tiết nắng nóng. Tổn thương da là các mụn nước, các sẩn màu đỏ, nhỏ như đầu đinh ghim hoặc lớn hơn một chút, các mụn nước, sẩn thường tập trung thành từng đám trên nền da đỏ, đôi khi có các mụn nước rải rác toàn thân. Thường thì bệnh nhân cảm thấy ngứa trên da nên hay gãi vì thế tổn thương da xuất hiện.
          Ví trí hay xuất hiện rôm sảy: Trẻ em hay có rôm sảy ở trán, đầu, đôi khi cả ở thân người, người lớn hay bị rôm sảy ở sau lưng, hai bên thắt lưng, mặt ngoài cánh tay, cẳng tay, mặt trước đùi, cẳng chân. Bệnh nhân bị ngứa nhiều và ngứa tăng lên khi đi ra ngoài trời nắng mà có ra mồ hôi hoặc uống rượu, bia, ăn các thức ăn như : Tôm, cua, nhộng, đồ rán, mít, vải… càng gãi thì càng ngứa tăng lên. Thường thì tổn thương da chỉ chứa dịch trong, nhưng nếu bệnh nhân gãi nhiều có thể bị nhiễm trùng và các mụn mủ xuất hiện.
          Nguyên nhân bị rôm sảy có nhiều yếu tố:
          Vào mùa nóng bức mà cho trẻ em mặc các loại quần áo bí hơi, quấn quá nhiều tã lót, một số các bà mẹ lại còn kiêng gió, không giám cho con ra ngoài mà đặt con nằm cả ngày trong phòng kín, làm cho trẻ nổi đầy rôm sảy.
          Các em nhỏ hơn 2 tuổi, đặc biệt là các em bé được sinh ra trong các gia đình có ông, bà, bố, mẹ, có cơ địa dị ứng thì hay bị hơn.
          Những trẻ em ở vùng nông thôn do cha mẹ bận mải, việc  tắm rửa nhiều khi ít được quan tâm, rất dễ bị rôm sảy. Ngược lại nếu tắm quá nhiều lần trong ngày làm mất di chất ceramide bảo vệ da cũng dễ dẫn đến da bị ngứa, khi gãi nhiều thì các mụn nước và các sẩn xuất hiện.
          Những người làm trong môi trường nóng ẩm như: Hầm lò, xưởng bánh, nấu bếp… mồ hôi tiết ra rất nhiều, ứ đọng trên da hoặc không thoát ra được, kích ứng da, gây ra ngứa ngáy, buộc phải gãi. Nếu tay bẩn, trên da có nhiều cáu bẩn, đất cát, rất dễ dẫn đến nhiễm trùng da.
          Khi trời càng nóng thì mồ hôi ra càng nhiêu, nhu cầu nước càng lớn, nếu không uống đủ lượng nước cần thiết để giúp gan thải độc thì cũng có thể sinh bệnh ngứa.
          Ở vùng nông thôn vào mùa thu hoạch lúa, ngô, bụi bặm từ rơm, dạ, cây ngô, bẹ ngô, bám vào da gây kích thích làm bệnh nhân ngứa, gãi, gây tổn thương da, viêm da.
          Điều kiện làm phát sinh một đợt viêm da mới hoặc làm nặng thêm tình trạng viêm da đã đỡ là khí hậu nắng, nóng nhiều ngày liên tục, mồ hôi ra nhiều, lau không kịp, làm da luôn ẩm ướt và kích ứng hoặc tiếp xúc với một số hoá chất như: Xà phòng, sữa tắm cũng có thể làm hiện tượng viêm da tái phát hoặc viêm da nặng thêm.
          Chăm sóc da:
          Khi da bị rôm sảy: Nên dùng phấn rôm xoa ngày 2-3 lần, trong phấn rôm có bột tan, bột kẽm ôxit, có tác dụng thoáng da, hút ẩm. Nếu chọn phấn rôm thành phần có chất sát khuẩn, se da như: Axit botic, titan thì càng tốt vì có thể ngăn ngừa được nhiễm khuẩn da. Không nên mua các loại mỡ kháng sinh về bôi vì mỡ có vazelin, bít chân lông, làm cho da bí hơi, mồ hôi không thoát ra được dễ dẫn đến viêm da.
          Không nên dùng xà phòng, sữa tắm để tắm. Nên tắm rửa nhẹ nhàng bằng nước chanh pha loãng, nước lá tía to, lá đào, vò nát, nước mướp đắng xay nhừ. Kỳ nhẹ nhàng bằng gạc hoặc khăn bông mềm, với trẻ nhỏ thì kỳ cho trẻ bằng lòng bàn tay, tuyệt đối không lấy bã kinh giới, bã lá đào hoặc bã mướt đắng chà sát lên da. Không dùng bàn chải, đá kỳ, xơ mướt, khăn bông ráp chà mạnh cho đỡ ngứa, sẽ làm cho da tổn thương nặng hơn, gây nhiễm trùng và viêm da nặng hơn.
Điều trị viêm da
Khi da  bị viêm bôi các chế phẩm làm dịu mát như: Jarish, hồ nước, ngày 2 lần trong vòng 1- 2 tuần. Nếu không đỡ hoặc tổn thương có viêm đỏ nhiều thì phải bôi một trong các chế phẩm sau:
Trẻ dưới 1 tuổi bôi: Trasmone
Trẻ trên 1 tuổi bôi: Fobancort.
Người lớn bôi: flucina
Chỉ bôi ngày 1 lần trong vòng một tuần.
Nếu có ngứa nhiều thì trẻ em có thể uống siro fenasgan, người lớn uống kháng Histamine vào buổi tối.
Nếu tổn thương da có mủ, bị viêm da nặng thì nên đi khám, điều trị tại các chuyên khoa da liễu.
Phòng bệnh:
Hàng ngày tắm cho tre bằng nước mát (ngày 1-2 lần)
Mặc quần áo cho trẻ bằng loại vải mềm, thoáng mát, dễ thấm mồ hôi.
Nhà ở cần thoáng gió, mát mẻ, không nên vì sợ gió máy mà quấn cho trẻ quá nhiều quần áo, tã lót và ở trong phòng kín cả ngày, làm trở ngại cho sự hô hấp của da trẻ.
Ăn nhiều thức ăn mát như: Bột sắn dây, chè đậu đen, canh mồng tơi, nước rau má, nước cam, nước chanh… uống nước đầy đủ.
Khi bị rôm sảy chỉ cần xử trí đúng phương pháp, bôi đúng các loại thuốc thì cũng không gây tác hại gì, sau vài trận mưa, trời mát, thì rôm sảy sẽ dịu đi hoặc lặn hết, cùng lắm là để lại những điểm tróc da nhỏ. Giết rôm là một thói quen không hợp vệ sinh, làm cho da dễ bị nhiễm trùng, là điều các bà mẹ nên tránh.
Thông tin được cung cấp bởi:
GS.TS: Thanh Phương.

HẬU QUẢ CỦA BỆNH VIÊM DA DẦU

HẬU QUẢ CỦA VIÊM DA DẦU




Viêm da chính là một phản ứng của da trước các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, các sang chấn cơ học và hóa học trên da hoặc các loại kháng nguyên gây dị ứng cho da.
Mặc dù các bệnh viêm da đều không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và không lây lan nhưng thường diễn biến rất dai dẳng và gây ra khá nhiều phiền toái cho người bệnh.

Da là một cơ quan đặc biệt, bao phủ hầu hết bề mặt của cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống nên rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân kích thích từ bên ngoài. Viêm da (còn được gọi là chàm hoặc eczema) là một trong những biểu hiện bệnh lý ở da thường gặp nhất. Đây là một nhóm gồm nhiều loại bệnh với các nguyên nhân khác nhau, đặc trưng bởi tình trạng viêm nông trên bề mặt của da, gây ra các biểu hiện ngứa, nề đỏ, nổi mụn nước, khi vỡ gây tiết dịch và đóng vảy, hay gặp nhất là viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, viêm da dầu, viêm da thần kinh, tổ đỉa và đỏ da toàn thân. Biến chứng thường gặp của tất cả các bệnh viêm da này là dày da do gãi nhiều và nhiễm trùng tại các vết trợt loét.
Một số dạng viêm da thường gặp nhất:


Viêm da tiếp xúc: Là dạng viêm da gây ra do sự tiếp xúc trực tiếp của da với một số kích thích từ môi trường như thuốc, hóa chất, sơn, cao su, các kim loại nặng hoặc ánh sáng. Hai cơ chế chủ yếu gây viêm da tiếp xúc là cơ chế dị ứng và cơ chế kích ứng. Trong cơ chế thứ nhất, phản ứng viêm da được khởi động do vai trò của phức hợp kháng nguyên – kháng thể, còn trong cơ chế thứ hai, phản ứng viêm da gây ra do độc tính trực tiếp trên da của một số hóa chất như kiềm, axit hoặc một số loại dung môi. Ban đỏ trong viêm da tiếp xúc thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh từ 4-24 giờ, rất ngứa, giới hạn ở vùng tiếp xúc và có ranh giới khá rõ. Vị trí tổn thương thường gợi ý rất nhiều cho việc xác định nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc. Xác định và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh là biện pháp quan trọng nhất trong điều trị và dự phòng viêm da tiếp xúc.


Viêm da cơ địa: Là một trong những bệnh lý ở da hay gặp nhất, thường xuất hiện ở những người có cơ địa mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn... Hơn 90% các trường hợp bệnh khởi phát ở trẻ dưới 5 tuổi và kéo dài đến tuổi trưởng thành. Nguyên nhân gây bệnh chính xác không được biết nhưng một số yếu tố có thể làm cho bệnh nặng lên như sang chấn tâm lý, thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm trong không khí, nhiễm trùng da hoặc mặc quần áo gây kích ứng da. Ở trẻ em, ban đỏ và mụn nước thường xuất hiện ở mặt, da đầu, vùng quấn tã, bàn tay, bàn chân, cẳng tay, cẳng chân. Ở người lớn, ban đỏ thường chỉ tái diễn ở một vài vị trí, chủ yếu là ở cánh tay, bàn tay, khuỷu tay và khoeo chân. Ban đỏ trong viêm da cơ địa rất ngứa. Viêm da cơ địa không thể điều trị khỏi, dùng các thuốc kháng histamin thế hệ 1 và mỡ corticosteroid bôi tại chỗ giúp giảm khá tốt biểu hiện ngứa. Corticosteroid đường toàn thân chỉ nên sử dụng trong những trường hợp bệnh dai dẳng. Lưu ý giữ ẩm da, tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng da và các tác nhân làm nặng bệnh.

Viêm da dầu: Là một dạng viêm da mạn tính không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi tình trạng bong vảy ở mặt và da đầu. Viêm da dầu thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi hoặc ở người lớn trên 30 tuổi, bệnh thường gặp hơn ở nam giới, có tính gia đình và nặng lên vào mùa lạnh. Viêm da dầu thường xuất hiện từ từ, gây ra vảy gầu khô và dính ở da đầu, đôi khi gây ngứa và không làm rụng tóc. Trong những trường hợp nặng, vảy da có thể xuất hiện ở sau tai, trong ống tai, cung lông mày, sống mũi, quanh mũi, ngực hoặc vai. Vảy ở da đầu có thể được điều trị với các loại dầu gội ngứa pyrithion kẽm, selenium sulfid, salicylic acid, lưu huỳnh hoặc ketoconazol. Những trường hợp có vảy dày cần được điều trị bằng các loại kem có chứa corticosteroid hoặc salicylic acid. Việc điều trị thường phải kéo dài nhiều tuần, nếu sau khi ngừng điều trị mà bệnh tái phát thì việc điều trị có thể bắt đầu lại từ đầu. Lưu ý khi dùng các loại kem chứa corticosteroid cho tổn thương ở da mặt hoặc cho trẻ em, nên ưu tiên sử dụng những loại có tác dụng nhẹ như hydrocortison, dexamethason.

Đỏ da toàn thân: Là một phản ứng viêm nặng gây đỏ da, nứt kẽ và bong tróc da toàn bộ cơ thể. Thuốc là nguyên nhân chủ yếu gây đỏ da toàn thân, gặp nhiều nhất thường do các thuốc penicillin, sulfonamid, isoniazid và barbiturat. Đỏ da toàn thân cũng có thể là một biến chứng nặng của một số bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da tiếp xúc, viêm da liên cầu hoặc là biểu hiện của một số bệnh ác tính về máu. Đỏ da toàn thân có thể khởi phát nhanh hoặc chậm, da lúc đầu thường đỏ và căng, sau đó trở nên dày và bong tróc, đôi khi có rụng tóc và móng. Bệnh nhân thường ngứa nhiều, có thể bị sốt hoặc hạ thân nhiệt, da có thể bị nứt kẽ và tiết dịch, dễ dẫn đến nhiễm trùng. Việc điều trị cần được tiến hành sớm trong bệnh viện, các biện pháp chủ yếu là dự phòng nhiễm trùng bằng kháng sinh, tăng cường bù dịch và bổ sung dinh dưỡng. Các loại corticosteroid đường toàn thân như prednison, prednisolon được dùng trong những trường hợp bệnh nặng hoặc không đáp ứng với các điều trị khác. Loại trừ nguyên nhân gây bệnh cũng là biện pháp hết sức quan trọng.

Viêm da thần kinh gây ra do tình trạng gãi hoặc chà xát kéo dài tại một vị trí.Bệnh thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 20-50. Nguyên nhân đầu tiên gây ngứa thường do viêm da tiếp xúc, nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng, nhưng sau khi nguyên nhân đã được giải quyết, người bệnh vẫn tiếp tục gãi ở vị trí cũ (có thể do yếu tố tâm lý). Bản thân động tác gãi có thể làm ngứa tăng lên và càng thúc đẩy người bệnh gãi, hậu quả là làm cho vùng da tại chỗ trở nên dày và nâu sạm (liken hóa). Những đám da này có ranh giới tương đối rõ, thường nằm ở da đầu, cổ, cổ tay, vai, cánh tay và cổ chân. Việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Cắt ngắn móng tay, mang găng cao su và hạn chế tối đa động tác gãi là điều hết sức quan trọng. Các loại kem hoặc mỡ cortisteroid bôi tại chỗ có tác dụng tốt giúp làm mềm da. Sử dụng các thuốc an thần hoặc gây ngủ có thể giúp giảm động tác gãi khi ngủ.

Tổ đỉa: Là một dạng viêm da mạn tính không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi tình trạng nổi mụn nước, ngứa ở gan bàn tay và mặt bên của các ngón chân, đôi khi ở gan bàn chân. Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, một số yếu tố có thể làm bệnh nặng lên như căng thẳng về tâm lý, tiếp xúc với các kim loại như niken, crôm, coban. Mụn nước của tổ đỉa thường có màu đỏ, rất ngứa, tiết nhiều dịch và có thể đóng vảy dày. Bệnh thường tiến triển từng đợt kéo dài 2-3 tuần. Điều trị bằng cách đắp gạc ướt tẩm kali permanganat hoặc nhôm acetat có thể giúp giảm triệu chứng. Các loại corticosteroid bôi tại chỗ tác dụng mạnh như fluocinolon, clobetason propionat có hiệu quả khá tốt trong đợt cấp của bệnh.
Thông tin được cung cấp bởi:
GS.BS  Phạm Na

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM DA DẦU Ở NGƯỜI LỚN

A

THƯ GỬI NHỮNG NGƯỜI BỊ BỆNH VIÊM DA DẦU




Gửi những người bị viêm da dầu!
Lời đầu tiên tôi xin gửi tới quý vị lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà Giang địa đầu tổ quốc với những dãy núi đá tai mèo trùng điệp.Khi tôi ngồi viết những dòng tâm sự này thì cũng là lúc quá khứ bệnh tật hiện về rõ mồn một.Năm 25 tuổi tôi phát hiện thấy da mặt mình có những biểu hiện rất lạ:da mặt đỏ ửng lên đặc biệt là hai bên cánh mũi và gò má,ban đầu những vết đỏ còn mờ càng về sau nó càng rõ hơn tôi nghĩ chắc chỉ bị dị ứng thong thường nhưng càng về sau càng thấy dát và ngứa hơn. Thu xếp công việc nhân một chuyến công tác dưới Hà Nội tôi tranh thủ vào Viện da liễu Quốc Gia khám xem mình bị bệnh gì.
Sau khi làm các xét nghiệm bác sĩ kết luận tôi bị viêm da dầu,thú thực lúc đó tôi cũng không hiểu đó là bệnh gì vì chưa nghe bao giờ.Nghĩ cũng chữa đơn giản nên trong lòng tôi không mảy may lo lắng chỉ đến khi bác sĩ nói rằng đây là bệnh mãn tính rất khó chữa thì tôi bắt đầu thấy lo.Cầm đơn thuốc của bác sĩ tôi ra nhà thuốc bệnh viện mua  thuốc về điều trị.Quá trình điều trị hơn một tháng mà vẫn không có chuyển biến gì thậm chí tình trạng ngày càng nặng hơn,hai bênh cánh mũi trước chỉ mẩn đỏ giờ còn thêm chóc vẩy trắng nhìn rất khó coi,dần dà vẩy từ cánh mũi lan sang cả chân lông mày và chân tóc.da mặt càng căng dát và ngứa hơn vào những hôm trời hanh khô chỉ hôm nào thời tiết mát mẻ thì tình trạng đó mới đỡ đi phần nào.Mặc cảm với căn bệnh quái ác này tôi dần xa lánh các cuộc liên hoan tụ tập với bạn bè, đi đến đâu làm gì ai cũng hỏi sao mặt anh dạo này đỏ thế,dị ứng à,nhất là nhưng hôm phải đi tiếp khách uống rượu vào là mặt căng lên,vẩy choc nhiều hơn rất khó chịu.Tìm hiểu thông tin trên mạng tôi được biết đây là bệnh mãn tính sử dụng tây y dường như không có kết quả. Đang ngao ngán sắp đến tuổi lấy vợ mà mặt mũi cứ như này thì không biết có ai đến với mình không thì tình cờ đọc được thông tin trên trang webtretho nói về vị bác sĩ đông y chữa được căn bệnh này tôi lao vào tìm hiểu thì biết được đó là bác sĩ Lâm Tuệ Phương – Phó chủ tịch hội đồng sáng lập Hội Da liễu Đông y Việt Nam.Mừng quá tôi gọi điện luôn cho bác sĩ và được bác sĩ tư vấn tận tình.Tôi đặt thuốc qua đường bưu điện định bụng có bệnh phải vái tứ phương thôi.Nhận thuốc từ bưu điện tôi lao vào chữa trị,thuốc gồm thuốc  bôi ngoài da và thuốc uống.Hằng ngày tôi đều đặn bôi hai lần vào buổi sang và tôi,thuốc uống thì sắc uống thay nước hằng ngày. Đều đặn đến khoảng trên 10 ngày thì thấy các vẩy trắng bong da dần bong đến ngày thứ 25 thì hết hẳn,các vết mẩn đỏ cũng lặn xuống từ từ.Sau hơn một tháng điều trị thì những biểu hiện của bệnh hoàn toàn biến mất.Tôi mừng hơn bắt được vàng vì đã có những lúc tôi suy nghĩ rất tiêu cực như bị bệnh này làm sao làm lãnh đạo nói trước đám đông được,làm sao lấy vợ được khi mặt lúc nào cũng đỏ đỏ mẩn mẩn.Tôi thở phào nhẹ nhõm khi thoát khỏi căn bệnh này và muốn chia sẻ thông tin với những người bị căn bệnh này giúp mọi người có thêm thông tin chữa tri Ai quan tâm có thể gọi điện trực tiếp cho bác sĩ Lâm Tuệ Phương - Phó chủ tịch hội đồng sáng lập Hội Da liễu Đông y Việt Nam theo số điện thoại 0915 010 608.Trân trọng!
                                                       Theo chuyên trang sức khỏe y tế